




Cấy ghép xương Implant cần lưu ý những gì?
Cấy ghép xương implant (ghép xương trong cấy ghép implant) thường được nha sĩ chỉ định trong những trường hợp người bệnh có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn để đặt trụ implant. Vậy cấy implant ghép xương cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của phòng khám nha khoa Wilson.
-
Tìm hiểu chung về kỹ thuật ghép xương trong cấy ghép Implant
Ghép xương implant là gì?
Ghép xương trong quá trình trồng răng implant được xem là một kỹ thuật tiến bộ vượt bậc trong việc điều trị nha khoa. Cụ thể, phương pháp này giúp hỗ trợ phục hình răng đã bị mất; hỗ trợ xương hàm giữ vững trụ Implant; thúc đẩy xương hàm tái tạo xương mới khi xương hàm cũ bị mỏng hoặc bị tiêu.
Để thực hiện kỹ thuật ghép xương, các nha sĩ sẽ thêm vào vị trí xương bị khuyết một lượng xương phù hợp. Xương này có thể là xương tự thân của chính người bệnh hoặc cũng có thể là xương nhân tạo.
Cấy ghép xương implant thường được nha sĩ chỉ định trong những trường hợp người bệnh có mật độ xương hàm không đạt tiêu chuẩn để đặt trụ implant.
Những kỹ thuật trong cấy ghép implant ghép xương?
Hiện nay, trên thị trường có 4 kỹ thuật ghép xương răng implant phổ biến, đó là: Ghép xương tổng hợp; ghép xương tự thân; ghép xương dị chủng và ghép xương đồng chủng.
-
Ghép xương khi cấy ghép implant có vai trò gì?
Sự cần thiết phải ghép xương trong cấy ghép implant?
Có nhiều trường hợp, sau khi mất răng thường thường sẽ không trồng răng, khắc phục tình trạng mất răng sớm mà để tình trạng này kéo dài. Sau quá trình ăn, nhai xương ổ răng chịu tác động nặng nề, khiến xảy ra các trường hợp như: màng xương bị ảnh hưởng, xương hàm mỏng dần, các xương ổ răng tự tiêu hủy…
Việc sử dụng hàm giả tháo lắp thời gian dài cùng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tiêu xương. Đặc biệt ở những người mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng… cũng gây ra tình trạng nhiễm trùng tiêu xương.
Vì vậy, với những người bệnh gặp tình trạng nhiễm trùng, tiêu xương, muốn trồng răng implant thì cần phải cấy ghép xương thì mới đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện được.
Ghép xương khi trồng implant mang đến những lợi ích gì?
Việc ghép xương cho những người bệnh thực hiện trồng implant có ý nghĩa rất lớn, đó là:
- Hỗ trợ tăng mật độ xương hàm.
- Tăng khả năng tích hợp giữa xương hàm và trụ implant.
- Giúp tăng tuổi thọ của trụ implant trong miệng.
Việc ghép xương cho những người bệnh thực hiện trồng implant giúp hỗ trợ tăng mật độ xương hàm.
-
Những đối tượng nào nên thực hiện ghép xương implant?
Những đối tượng được nha sĩ chỉ định ghép xương?
Dưới đây là những trường hợp được chỉ định ghép xương, đó là:
- Những người bị mất răng trong thời gian dài, xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều, không đủ điều kiện để có thể tiến hành đặt trụ implant.
- Những trường hợp mà xương hàm yếu, mỏng do bẩm sinh, bị tổn thương do va chạm.
Những đối tượng không nên thực hiện ghép xương?
Những người nằm ở những điểm dưới đây thì không nên thực hiện ghép xương, đó là:
- Người bị mất răng hoàn toàn.
- Hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, ung thư…
- Người đang mắc bệnh lý về răng miệng như: áp xe răng, viêm nha chu, viêm lợi, viêm nướu….
- Người nghiện bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích và không thể cai được.
Điều kiện nào để có thể thực hiện ghép xương implant?
Tuy là kỹ thuật hiện đại và mang đến nhiều lợi ích lớn nhưng không phải ai muốn cấy ghép implant cũng cần ghép xương. Kỹ thuật ghép xương chỉ được nha sĩ chỉ định với những người bệnh đáp ứng những yêu cầu sau:
- Xương hàm đạt kích thước chuẩn, mật độ xương tốt, ổn định, xương không quá dòn, không quá xốp.
- Xương hàm có chiều rộng phù hợp với trụ implant để tăng độ tích hợp giữa mô xương và trụ implant, giúp trụ implant đủ khả năng chịu lực từ các hoạt động ăn nhai.
Với những trường hợp mà người bệnh có xương hàm không đạt những tiêu chuẩn kể trên thì sẽ làm tăng tỷ lệ thất bị khi phẫu thuật cấy ghép implant. Bởi dù cấy ghép thành công thì trụ implant cũng sẽ đào thải ra khỏi môi trường miệng từ 1-2 năm, thậm chí là chỉ sau vài tháng.
Người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, ung thư… không nên thực hiện ghép xương
-
Sau khi phẫu thuật ghép xương implant cần lưu ý những gì?
Dưới đây sẽ là một số lưu ý giúp người bệnh mau chóng phục hồi sau phẫu thuật ghép xương:
- Sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh theo chỉ dẫn để giảm cảm giác đau, khó chịu, tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm sau khi thực hiện.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, hạn chế tác động lực mạnh vào vùng xương vừa ghép.
- Sử dụng kết hợp dung dịch sát khuẩn phù hợp để vệ sinh vùng miệng, ngăn ngừa viêm nhiễm ở vùng vừa phẫu thuật.
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu dưỡng chất để cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe, không nên sử dụng thực phẩm quá nóng, quá lạnh, quá cứng, quá dài ảnh hưởng đến vết thương.
- Sau khi phẫu thuật, nếu gặp các dấu hiệu như: chảy máu không ngừng, sưng, đau nhiều, dịch mủ xuất hiện… thì cần đến ngay cơ sở y tế hoặc liên hệ bác sĩ nha khoa để kịp thời kiểm tra và xử lý.
Trên đây là những thông tin cơ bản và chi tiết về kỹ thuật ghép xương implant là gì cũng như những lưu ý sau khi thực hiện dịch vụ này. Nếu bạn cũng đang quan tâm tới phương pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0933080099 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Bài cùng danh mục