




Giải đáp: Ghép xương hàm để cấy Implant có nguy hiểm không?
Ghép xương hàm là gì? Ghép xương hàm để cấy Implant có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bởi đây là kỹ thuật cần thiết được bác sĩ chỉ định trong trường hợp mật độ xương hàm tại vị trí mất răng của người bệnh không đủ để cấy ghép Implant. Hãy cùng phòng khám nha khoa Wilson tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật ghép xương hàm qua bài viết dưới đây nhé.
-
Ghép xương hàm là gì?
Cấy ghép xương răng là phương pháp bổ sung xương vào bên trong hàm nhằm tái tạo phần xương đã bị tiêu biến do rụng răng trước đó. Khi xương đã tích hợp vào cơ thể sẽ dần trở nên dày, cứng cáp, chắc khỏe hơn, đáp ứng các chức năng sinh lý và thẩm mỹ của sóng hàm.
-
Những trường hợp nào nên và không nên cấy ghép xương răng?
Kỹ thuật ghép xương hàm không áp dụng cho hầu hết bệnh nhân mất xương hàm răng, mà sẽ có một số trường hợp chống chỉ định.
Những trường hợp nên cấy ghép xương răng, đó là:
- Người bị xương hàm tiêu biến nhiều, không có đủ thể tích xương để cắm trụ Implant vững và có dự định cấy ghép Implant.
- Người bị tiêu xương hàm do sử dụng hàm giả tháo lắp, cầu răng sứ thời gian dài, không thể thay thế cho các răng đã mất.
- Người bị các bệnh lý về răng miệng như: viêm nha chu, viêm lợi, lỏng chân răng, lung lay răng, ảnh hưởng xương ổ răng.
- Người bị chấn thương hàm, di chứng từ phẫu thuật hàm làm giảm mật độ xương…
Trường hợp dưới đây không nên thực hiện cấy xương hàm răng:
- Người cao tuổi, sức khỏe kém không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật.
- Người thường xuyên sử dụng chất kích thích, nghiện rượu bia không thể bỏ.
Cấy ghép xương hàm là phương pháp bổ sung xương vào bên trong hàm nhằm tái tạo phần xương đã bị tiêu biến do rụng răng trước đó.
-
Những trường hợp nào cần chỉ định ghép xương để cấy ghép implant?
Thời điểm ghép xương để cấy ghép implant cần phải thực hiện khi mà phần xương hàm của bạn bị tiêu hao nhiều, bị quá mềm hoặc không đủ dày. Điều này sẽ khiến cho phần xương hàm chịu áp lực nhai lớn từ quá trình ăn, nhai và không thể thực hiện việc nâng đỡ trụ Implant. Chính vì thế, khách hàng cần phải ghép xương thì mới có thể nâng đỡ được trụ Implant.
Thông thường, sau ghép xương khoảng 1 tháng, phần xương nhân tạo sẽ được mọc thêm khoảng 1mm. Để có thể thực hiện cấy ghép Implant thì người bệnh cần phải chờ thời gian khoảng 6 tháng thì xương mới phát triển như mong muốn. Sau đó, bạn phải cần ch 3 tới 6 tháng để thực hiện việc phục hình trên Implant.
Để có thể thực hiện cấy ghép Implant thì người bệnh cần phải chờ thời gian khoảng 6 tháng thì xương mới phát triển như mong muốn
-
Những kỹ thuật cấy xương hàm phổ biến hiện nay?
Sau đây là các thủ thuật cấy ghép xương hàm phổ biến hiện nay:
Cấy ghép xương hàm tổng hợp (Synthetic)
Xương nhân tạo hay còn gọi là xương tổng hợp với thành phần chính là Beta-tricalcium phosphate hoặc Hydroxyapatite hoặc, xương hàm tổng hợp có thành phần gần giống với xương tự nhiên và an toàn với sức khỏe.
Cấy ghép xương hàm tự thân (Autograft)
Đây là kỹ thuật lấy xương của người bệnh từ một vị trí khác (như xương đùi, xương chậu…) để ghép vào hàm. Phương pháp ghép xương này thường có kết quả tốt và được đánh giá cao vì tính tương thích cao với cơ thể.
Cấy ghép xương hàm đồng loại (Allograft)
Đây là kỹ thuật lấy xương của người khác, sau khi được xử lý thì ghép vào vị trí thiếu xương hàm.
Cấy ghép xương hàm dị loại (Xenograft)
Kỹ thuật ghép xương dị loại là lấy xương của các loài động vật khác (như xương bò). Sau khi được xử lý thì sẽ ghép vào vị trí cần xương cấy vào.
-
Giải đáp: Ghép xương cấy Implant có đau và nguy hiểm không?
Có thể thấy rằng, mật độ và thể tích xương hàm ở vị trí mất răng của mỗi trường hợp khách hàng là không giống nhau, do đó cần tính toán chính xác khi cấy ghép xương răng để đạt kết quả tối ưu cũng như đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Kỹ thuật ghép xương ổ răng nhằm tạo phần xương hàm nhân tạo lấp vào vị trí bị tiêu biến nhằm có phần nâng đỡ vững chãi, kiên cố để trồng răng Implant, trong quá trình ghép xương răng hoàn toàn không đau và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Ghép xương cấy Implant có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, trình độ chuyên môn của nha sĩ và cơ sở nha khoa điều trị. Trong đó, nha sĩ đóng vai trò then chốt, xác định kỹ thuật, phương pháp, vật liệu phù hợp để thực hiện ghép xương, kiểm soát được các rủi ro, nguy cơ cũng như đảm bảo quy trình ghép xương răng diễn ra an toàn.
Bên cạnh đó, máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất cũng đóng vô cùng quan trọng trong quá trình cấy xương. Vì thế, để tránh gặp phải những biến chứng, rủi ro khi thực hiện ghép xương, bạn cần tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín có bác sĩ chuyên môn cao và trang thiết bị máy móc hiện đại.
Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật ghép xương hàm, khách hàng sẽ tiêm thuốc tê hoặc tiền mê để giúp quá trình cấy xương diễn ra nhẹ nhàng và không gây đau đớn khi thực hiện; sau khi kết thúc, người bệnh cũng sẽ kê thuốc giảm đau, chống nhiễm trùng cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Sau khi cấy ghép xương, vết thương cần 2 đến 6 tháng để phục hồi, tùy cơ địa mỗi người mà thời gian hồi phục sẽ khác nhau. Khi vết thương đã lành hẳn, nha sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng xương hàm đã đạt chuẩn, phù hợp hay chưa và thực hiện cắm Implant ở bước tiếp theo.
Có thể thấy, trước khi quyết định thực hiện ghép xương để cấy Implant, người bệnh cần cân nhắc kỹ lựa chọn địa chỉ phòng khám uy tín và chất lượng. Cũng như, sau khi làm phẫu thuật, cần tuân thủ nghiêm ngặt những chỉ định, dặn dò của nha sĩ để quá trình ghép xương hàm đạt được kết quả tốt nhất.
Ghép xương cấy Implant có đau hay không phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề, trình độ chuyên môn của nha sĩ và cơ sở nha khoa điều trị
Bài viết trên đây của phòng khám nha khoa Wilson đã giúp bạn giải đáp thắc mắc kỹ thuật “ghép xương hàm là gì”? “ghép xương hàm có đau và nguy hiểm không”?. Hãy đến với nha khoa Wilson để được bác sĩ tư vấn và thực hiện cấy ghép xương hàm khi có nhu cầu nhé.
Bài cùng danh mục