




Răng bị vỡ có hàn được không? Cách phòng tránh răng bị vỡ
Răng bị vỡ không chỉ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ mà còn không đủ sức để thực hiện các hoạt động ăn nhai bình thường, cũng như dễ tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Vì vậy khi răng bị vỡ, nhiều người sẽ lo lắng đặt câu hỏi rặng bị vỡ có hàn được không? Cách khắc phục tình trạng răng bị vỡ, cùng cách hạn chế răng vỡ.
Bài viết dưới đây của Nha khoa Wilson sẽ giải đáp thắc răng bị vỡ có hàn được không cùng những vấn đề liên quan tới hàn răng vỡ. Mời mọi người cùng theo dõi.
-
Nguyên nhân khiến răng bị vỡ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị vỡ, chúng ta cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân khiến răng vỡ để biết được răng bị vỡ có hàn được không. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
Do bệnh lý răng miệng
Sâu răng và thiếu sản men răng chính là hai bệnh lý răng miệng chủ yếu khiến răng bị vỡ.
- Sâu răng: Sâu răng là bệnh lý rất phổ biến, thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cấu trúc răng. Khi gặp tình trạng sâu, bề mặt men răng sẽ hình thành các lỗ sâu, nếu không được điều trị kịp thời các vi khuẩn gây hại sẽ tấn công khiến thân răng bị rỗng, mỏng, dễ nứt vỡ hơn khi gặp các tác động mạnh.
- Thiểu sản men răng: Thiểu sản men răng là tình trạng bề mặt men răng bị nhám, xuất hiện nhiều đốm lớn nhỏ khác nhau gây tổn thương trực tiếp tới cấu trúc răng. Bệnh lý này cũng sẽ khiến cho lớp men răng bên ngoài bị yếu, dễ nứt vỡ hơn trong khi ăn nhai.
Sau khi điều trị tủy răng dễ bị vỡ
Tủy răng đảm nhiệm vai trò nuôi dưỡng răng, giúp răng cảm nhận được nhiệt độ, tác động bên ngoài… Do vậy chữa tủy giống như lấy đi nguồn sống của răng từ đó dẫn tới việc răng không còn khỏe mạnh như trước là điều khó tránh khỏi.
Răng sau khi đã chữa tủy sẽ giòn hơn, khả năng chịu lực kém nên cũng dễ bị vỡ mẻ, ngay thậm chí chỉ ăn uống bình thường cũng có khả năng dẫn tới răng bị vỡ. Tuy nhiên trong trường hợp tủy đã bị chết cũng như ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lây lan rộng hơn thì điều trị tủy là việc cần thiết, bác sĩ buộc phải chỉ định thực hiện.
Điều trị tủy răng xong, bác sĩ nha khoa thường tư vấn người bệnh nên bọc răng sứ sớm để bảo vệ răng chắc khỏe. Bởi bọc sứ sẽ bảo cho phần răng thật còn lại bên trong, tránh bị vỡ mẻ nặng hơn cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh lý răng miệng.
Các tác động ngoại lực khiến răng bị vỡ
Va đập do tai nạn hay vật cứng va vào răng là những tác động ngoại lực mạnh khiến răng bị chấn thương, vỡ, mẻ
Trên thực tế, hệ thống Nha khoa Wilson đã từng tiếp nhận không ít trường hợp khách hàng mất răng hoàn toàn, vỡ mảng lớn do va đập mạnh. Chính bởi thế, để bảo vệ răng tốt nhất, bạn không nên chủ quan trong các hoạt động cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Răng bị vỡ do các thói quen xấu
Thói quen xấu sẽ khiến răng bị bào mòn, dần yếu đi, dẫn đến tình trạng bị sứt, mẻ gây tổn thương cấu trúc của răng.
- Ăn thức ăn quá cứng, quá nóng/lạnh.
- Dùng răng mở nắp chai.
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách khi liên tục chải răng quá mạnh, sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh…
- Nghiến răng, cắn hàm quá chặt cũng gây bào mòn, sứt mẻ răng.
-
Răng vỡ có hàn được không?
Hiểu những tác hại do răng bị vỡ gây ra nên điều khiến người có răng bị vỡ quan tâm nhất chính là răng bị vỡ có hàn được không? Và theo nhận định của các chuyên gia nha khoa, để biết răng bị vỡ có hàn được không, trong mọi trường hợp người bị vỡ răng đều cần tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý kịp thời, quyết định trường răng bị vỡ nào có thể hàn, trường hợp nào không. Qua đó giúp tránh những ảnh hưởng về thẩm mỹ, ăn nhai cũng như bệnh lý phát sinh.
Hiện tại có hai kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng để khắc phục tình trạng răng bị vỡ là hàn răng và bọc sứ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể răng bị vỡ có hàn được không.
Hàn trám răng bị bể
Như vậy câu trả lời của răng bị vỡ có hàn được không? Là “CÓ”, nhưng phải tùy từng trường hợp cụ thể, phải được bác sĩ thăm khám chỉ định nó hàn được không và hàn bằng phương pháp nào.
Trên thực tế, hàn răng là kỹ thuật nha khoa thường được áp dụng để xử lý các trường hợp răng vỡ. Song bản thân đây lại là phương pháp không có độ bền cao, trong quá trình ăn nhai miếng hàn dễ bị vỡ, dễ bị bong bật sau một thời gian sử dụng. Đặc biệt nhất là với răng sâu vỡ lớn thì mối hàn càng khó có thể duy trì lâu.
Tuy vậy hàn răng có ưu điểm là thời gian thực hiện nhanh chóng, chi phí phải chăng, bảo tồn răng gốc một cách tối ưu nhất nên kỹ thuật nha khoa này vẫn là sự lựa chọn được nhiều người hướng đến.
Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, nếu bạn không may gặp tình trạng răng bị vỡ mà quan tâm răng bị vỡ có hàn được không, cần được kiểm tra, thăm khác, nếu phần mô răng khỏe mạnh còn lại nhiều thì bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị theo hướng nạo vết sâu và trám lại. Nhưng các bạn cũng cần lưu ý hàn răng sâu bị vỡ lớn chỉ được coi là giải pháp tạm thời mà thôi.
Bọc sứ cho răng bị vỡ
Ngoài hàn răng cho răng bị vỡ, thì bọc sứ cho răng vỡ cũng là phương pháp phục hình răng được nhiều người tin dùng. Các chuyên gia nha khoa cho biết, bọc sứ cho răng bị vỡ thường áp dụng với các trường hợp tỷ lệ thân răng tự nhiên vẫn còn nhiều, không bị vỡ quá 2/3 chiều dài của răng.
Tuy nhiên khác với hàn răng, để bọc sứ cho răng sâu, bác sĩ buộc sẽ mài bớt đi một phần men răng và sau đó chụp trực tiếp mão sứ lên thân răng bị vỡ, mẻ, giúp khôi phục tính thẩm mỹ cho răng. Đồng thời, bọc sứ cho răng bị vỡ cũng sẽ giúp đảm bảo chức năng ăn nhai một cách tốt nhất.
So với hàn răng thì bọc sứ được đánh giá cao hơn về hiệu quả với độ bền lên đến 5 – 10 năm và thậm chí là 15 – 20 năm tùy loại.
-
Cách phòng tránh, hạn chế răng bị vỡ
Ngoài thắc mắc răng bị vỡ có hàn được không? Hầu hết khách hàng còn cùng chung một mối quan tâm về cách phòng tránh, hạn chế răng bị vỡ.
Dưới đây hệ thống Nha khoa Wilson sẽ thống kê những cách để hạn chế tình trạng răng bị vỡ để mọi người tham khảo:
- Cần bổ sung đúng – đủ canxi và flour cho răng chắc khỏe, giúp hạn chế bệnh lý về răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng phù hợp.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước muối súc miệng hàng ngày, tuyệt đối không dùng tăm tre.
- Tránh ăn đồ quá cứng hay thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nghiêm túc thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ và đi kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Nói chung, khi gặp tình trạng răng bị vỡ cần được các bác sĩ nha khoa kiểm tra, đánh giá kỹ mới xác định được răng bị vỡ có hàn được không, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp và hiệu quả. Vậy nên, nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự như vậy hãy đến với hệ thống Nha khoa Wilson để thăm khám trực tiếp nhé.
Bài cùng danh mục