alt banner 1
Nieng
alt banner 3
alt banner 1
Nieng
alt banner 3

Thế nào là răng sâu vào tủy? Quy trình hàn răng sâu vào tủy

Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở mọi lứa tuổi. Tuy sâu răng không phải bệnh nguy hiểm nhưng khi vết sâu ăn vào tủy sẽ gây đau đớn, nếu không điều trị kịp thời còn mang tới nhiều biến chứng khó lường. Bởi vậy hàn răng sâu vào tủy luôn là câu hỏi được nhiều khách hàng quan tâm khi gặp tình trạng sâu răng.

Để hiểu hơn về hàn răng sâu vào tủy, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của hệ thống Nha khoa Wilson nhé!

  1. Thế nào là răng sâu vào tủy?

Để hiểu về hàn răng sâu vào tủy, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu răng răng sâu vào tủy là như thế nào?

Cấu tạo của thân răng gồm: Men răng là lớp ngoài cùng, có đặc điểm rất cứng, lớp thứ 2 là ngà răng, mềm hơn men răng. Cuối cùng là lớp tủy ở giữa răng là 1 buồng rỗng ở cả thân răng (còn được gọi là buồng tủy) và chân răng (ống tủy) chứa mạch máu, thần kinh của mỗi răng, có thể nói tủy chính là nguồn sống của răng. Tủy răng ở phần thân răng gọi là tủy buồng, tủy răng ở phần chân răng gọi là tủy chân. Men và ngà răng được gọi là tổ chức cứng của răng.

Sâu răng là hiện tượng tổ chức cứng của răng (men răng và ngà răng) bị tấn công dẫn tới bị tiêu dần đi và tạo lỗ trên mặt răng. Không được điều trị kịp thời, tổ chức cứng của răng sẽ bị vi khuẩn có hại phá hủy nhiều hơn, ăn sâu vào tủy răng gây ra tình trạng sâu răng vào tủy, hay còn gọi là viêm tủy răng. Tình trạng kéo dài, sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe toàn bộ cơ thể nói chung.

  1. Dấu hiệu nhận biết răng sâu vào tủy và những biến chứng khó lường

Giai đoạn đầu: Răng gặp tình trạng ê buốt lâu hơn khi ăn đồ nóng, lạnh, khi hít gió hoặc khi thay đổi về áp suất. Các cơn đau buốt thi thoảng sẽ xuất hiện một cách bất chợt, khiến bạn khó chịu, mệt mỏi.

the-nao-la-rang-sau-vao-tuy-quy-trinh-han-rang-sau-vao-tuy

Ở giai đoạn tiếp theo: Bước sang giai đoạn này, răng đau nhức nhiều hơn. Cơn đau cũng kéo dài âm ỉ cả một vùng, đau cả ngày hoặc đau theo từng cơn dữ dội, lan lên nửa đầu, đặc biệt đau nhiều về đêm. Trong giai đoạn 2 này, thậm chí dùng thuốc giảm đau không đỡ hoặc chỉ giảm được 1 phần không đáng kể khiến bạn mất ngủ, không ăn nhai được, ảnh hưởng rất lớn đến ăn uống, sinh hoạt cuộc sống.

Ở giai đoạn sau: Khi răng sâu tủy không được điều trị, bạn sẽ không còn thấy đau buốt nữa vì tủy răng đã chết. Kèm theo đó sẽ là những biến chứng như: hôi miệng do thức ăn bị nhét trong lỗ sâu, viêm lợi xung quanh răng sâu và các răng xung quanh. Sau một thời gian chết tủy, răng có thể bị vỡ, gãy do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển, tấn công nhiều tổ chức cứng của răng. Lâu dần bạn thấy có xuất hiện các vết trắng ở lợi, có ổ mủ hoặc mủ chảy ra ở vùng lợi ngang chân răng, rồi răng bị lung lay, mặt sưng tấy.

  1. Các biến chứng của răng sâu vào tủy

Khi răng đã sâu vào tủy, hốc sâu rộng và sâu khiến nhiều mảnh vụn thức ăn đọng lại, kết hợp với vi khuẩn tạo thành ổ viêm ngày một lớn. Tới khi tổ chức sâu răng ăn vào tới tủy sẽ tạo phản ứng viêm ở tủy răng, gây đau buốt khó chịu ở cả tủy buồng và tủy chân. Cảm giác đau buốt xuất hiện ngày càng nhiều, dữ dội hơn, cùng các biến chứng:

Sưng lợi, hôi miệng.

Sâu răng vào tủy gây vỡ thân răng. Răng bị hỏng tủy không còn đảm nhận được chức năng ăn nhai. Vết sâu rộng và sâu khiến thân răng vỡ to lan xuống cả phần chân răng. Nếu tổ chức tủy bị viêm không được bác sĩ can thiệp kịp thời, lấy bỏ đi ngay, tình trạng viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng, xâm lấn vùng chóp (cuống răng) làm viêm nhiễm ở vùng chóp.

Theo nhận định của các chuyên gia nha khoa, tình trạng viêm nhiễm ở vùng chóp sẽ tạo thành ổ mủ làm sưng mặt, đau, răng lung lay, áp xe chóp răng thậm chí khiến răng buộc phải nhổ bỏ.

Ngoài ra, viêm nhiễm vùng chóp lâu ngày, ổ nhiễm trùng sẽ lây lan sang các răng xung quanh, kéo theo nguy cơ mất răng hàng loạt.

Đồng thời ổ răng sâu nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng còn gây viêm xương hàm, lan ra phần mềm và các tổ chức lân cận tạo một ổ nhiễm trùng rất khó kiểm soát.

Cuối cùng, khi ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,… sẽ đẩy tình trạng sức khỏe của bạn vào vòng nguy hiểm.

  1. Quy trình hàn răng sâu vào tủy

Khi đã hiểu răng sâu vào tủy là như thế nào, biến chứng nguy hiểm ra sao, người bị sâu răng sẽ thắc mắc vậy quy trình hàn răng sâu vào tủy diễn ra như thế nào?

the-nao-la-rang-sau-vao-tuy-quy-trinh-han-rang-sau-vao-tuy-1

Dưới đây là quy trình hàn răng sâu vào tủy của Nha khoa Wilson, mời mọi người cùng theo dõi:

Bước 1: Kiểm tra và xác định mức độ sâu răng ăn vào tủy

Tới với Nha khoa Wilson, khách hàng sẽ được bác sĩ sẽ khám tổng quát sức khỏe răng miệng của người bệnh để xác định mức độ viêm. Đồng thời bác sĩ cũng chỉ định bạn chụp phim X-quang giúp quan sát cấu trúc răng chi tiết, xác định vị trí, mức độ răng bị viêm tủy một cách rõ ràng.

Đối với các trường hợp răng đã bị viêm tủy nặng, hình thành lỗ sâu và điều trị bằng thuốc không có tác dụng thì bác sĩ sẽ được chỉ định điều trị diệt tủy răng.

 Bước 2: Vệ sinh toàn bộ răng miệng, gây tê

Trước khi bước vào quy trình diệt tủy, răng miệng của bạn sẽ được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng trong quá trình thực hiện.

Quá trình làm sạch răng gồm các mục: súc miệng, làm sạch cao răng, diệt khuẩn toàn bộ khoang miệng… Khi đảm bảo răng đã được làm sạch, bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ cho vùng răng chỉ định điều trị và các vùng xung quanh nếu ổ viêm lớn, gây ảnh hưởng xa.

Bước 3: Đặt đế cao su cách ly răng

Đặt đế cao su cách ly răng là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi điều trị diệt tủy giúp đảm bảo cho khu vực xung quanh răng điều trị luôn sạch sẽ, khô ráo. Nếu để môi trường ẩm ướt sẽ dễ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây khó khăn cho thao tác của bác sĩ nha khoa.

Bước 4: Diệt tủy răng

Bác sĩ sử dụng mũi khoan nha khoa chuyên dụng tạo đường thông nhỏ từ ngoài răng vào trong ống tủy. Tiếp đến, nha sĩ sẽ mở tủy để xác định chiều dài ống tủy của bệnh nhân rồi dùng dụng cụ hút chuyên dụng đưa vào trong ống tủy để hút hết những mô tủy bị viêm và hoại tử ra ngoài. Sau đó bác sĩ thực hiện làm sạch hoàn toàn những mô tủy bị viêm, hoại tử còn sót lại rồi điều chỉnh lại hình dạng ống tủy là kết thúc quá trình diệt tủy.

Bước 5: Trám bít lỗ thông ống tủy

Diệt tủy xong, tình trạng viêm nhiễm, đau nhức của người bệnh sẽ được cải thiện ngay. Song lỗ thông hở tạo ra có thể bị nhiễm trùng, để tránh vi khuẩn có hại trong miệng tiếp tục tấn công chiếc răng đó, bác sĩ sẽ tiến hành hàn răng sâu vào tủy, bít lại lỗ thông trên răng bằng nhựa đa khoa chuyên dụng. Chất liệu hàn này có độ cứng tương tự như ngà răng, đảm bảo khả năng ăn nhai cho khách. Trong trường hợp có cầu cao hơn về mặt thẩm mỹ, khách hàng có thể hàn răng sâu vào tủy bằng vật liệu sứ cao cấp.

Khi đã hiểu về răng sâu vào tủy cũng những biến chứng nguy hiểm khó lường, cũng như hiểu về phương pháp hàn răng sâu vào tủy, Nha khoa Wilson mong rằng khi gặp tình trạng sâu răng, bạn sẽ biết cách xử lý tốt nhất, và tìm địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện hàn răng sâu vào tủy hiệu quả, an toàn.

Bài cùng danh mục

Thời Gian Làm Việc 8:30 - 19:00