alt banner 1
Nieng
alt banner 3
alt banner 1
Nieng
alt banner 3

Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trẻ em có trồng răng Implant được không, có an toàn không là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Để trả lời cho thắc mắc này, bạn đừng bỏ qua bài chia sẻ thông tin dưới đây của nha khoa Wilson nhé!

  1. Trồng răng Implant là gì?

Để tìm câu trả lời cho thắc mắc trẻ em có trồng răng Implant được không, đầu tiên các bậc phụ huynh cần biết được các thông tin tổng quan về phương pháp này.

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng có khả năng phục hình từ chân răng cho tới thân răng với khả năng ăn nhai và thẩm mỹ như một chiếc răng thật.

Đồng thời, nó còn ngăn ngừa được các biến chứng do mất răng gây ra như xô lệch răng,… đặc biệt là tình trạng xương hàm bị tiêu biến.

tre-em-co-trong-rang-implant-duoc-khong-1

Trẻ em có trồng răng Implant được không?

  1. Quy trình trồng răng Implant như thế nào?

Bước 1: Thăm khám, chụp phim CT Cone Beam, lên phác đồ điều trị

Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe răng miệng của mỗi người, sau đó sẽ tiến hành chụp phim 3D Cone Beam để đánh giá tình trạng răng và tình trạng xương. Từ đó đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể, rõ ràng.

Bước 2: Cắm Implant

Bác sĩ sát khuẩn trong và ngoài miệng, bôi tê rồi tiêm tê vùng phẫu thuật rồi tiến hành cắm Implant, ghép xương (nếu bị tiêu xương), nâng xoang (nếu xoang thấp). Sau đó bác sĩ sẽ gắn răng giả và chờ trụ Implant tích hợp vào xương trong khoảng 1-3 tháng.

Bước 3: Cắt chỉ

Khách hàng sẽ tái khám sau khi trụ Implant thích ứng vào xương hàm để cắt chỉ và lấy dấu Implant gửi xưởng làm mão răng sứ.

Bước 4: Lắp răng lên trụ Implant

Nếu xương tốt và chọn loại trụ Implant tốt thì sẽ tiến hành lắp răng lên trụ Implant sau khi cắt chỉ 2 ngày. Bác sĩ chỉnh sửa khớp cắn, ăn nhai thử và hoàn thành toàn bộ quá trình trồng răng Implant.

Bước 5: Tái khám định kỳ

Sau khi hoàn tất quy trình cấy ghép Implant, bạn nên cẩn thận trong chế độ ăn uống hàng ngày và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

  1. Trẻ em có trồng răng Implant được không?

Trẻ em có trồng răng Implant được không là băn khoăn của nhiều cha mẹ khi con mình bị mất răng vĩnh viễn.

Cấy ghép Implant không được khuyến khích cho trẻ em chưa trưởng thành (dưới 16 tuổi) để phục hình răng bởi vì ở độ tuổi này, răng và xương hàm còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện và ổn định, mật độ xương thấp. Vì vậy nếu cấy trụ Implant thì dễ xảy ra tình trạng đào thải trụ, thậm chí gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như xô lệch hàm dưới, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các răng xung quanh. Những tác động trên còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của các bé.

Độ tuổi thích hợp nhất trồng răng Implant cho trẻ em 

Các bác sĩ khuyên rằng trẻ và gia đình nên sử dụng các phương pháp sửa chữa khác cho đến khi xương phát triển đầy đủ trong trường hợp trẻ bị mất răng sớm.

Đến 16 tuổi ở nữ và 18 tuổi ở nam, khi xương hàm đã phát triển ổn định, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mật độ xương để quyết định có trồng được răng Implant hay không.

Những trường hợp đủ điều kiện sẽ được thăm khám chuyên sâu và bắt đầu quá trình cấy ghép Implant. Trong một số trường hợp mật độ xương không đủ điều kiện thì sẽ phải đợi thêm 1-3 năm để cơ thể có thể tiếp nhận trụ Implant.

Giải pháp có thể thay thế trước khi trồng răng Implant cho trẻ em

tre-em-co-trong-rang-implant-duoc-khong-2

Hàm giữ khoảng tránh xô lệch răng

Trước khi đủ điều kiện trồng răng Implant, trẻ bị mất răng vĩnh viễn cần thực hiện các bước giúp khắc phục hậu quả xấu như xô lệch răng.

Với trẻ từ 14-16 tuổi, bác sĩ khuyến khích sử dụng dụng cụ giữ khoảng trống để đảm bảo không gian cho răng đã mất. Bên cạnh đó, khoảng lưu giữ trên xương hàm còn giúp ngăn ngừa tình trạng dịch chuyển răng.

Những tác dụng hàm giữ khoảng đối với trẻ bị mất răng

  • Giữ nguyên kích thước theo chiều dọc và chiều ngang giúp ngăn ngừa các răng bên cạnh chen vào khoảng trống của răng bị mất.
  • Vì răng mất có thể ảnh hưởng đến chức năng nói của trẻ, nhiều trẻ không thể phát âm rõ ràng, vì vậy hàm giữ khoảng giúp phục hồi khả năng phát âm và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày.
  • Ngăn được tình trạng sai khớp cắn, lệch hàm, phát triển xương hàm và các biến chứng khác do mất răng, giúp tiết kiệm thời gian điều trị và chi phí cho quy trình trồng răng sau này.
  • Đảm bảo tính thẩm mỹ cho trẻ, giúp khuôn mặt không bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm mà vẫn giữ được đúng xương và khớp cắn của khuôn hàm.
  • Trong thời gian sử dụng hàm giữ khoảng, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ để bác sĩ theo dõi và điều chỉnh.

Mong rằng qua bài viết trên, các bậc phụ huynh có con em bị mất răng sớm sẽ có câu trả lời cho thắc mắc Trẻ em có trồng răng Implant được không. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào khác, liên hệ ngay nha khoa Wilson để được tư vấn miễn phí!

Bài cùng danh mục

Thời Gian Làm Việc 8:30 - 19:00