




Ưu và nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng là gì
Hàm tháo lắp nhựa cứng là phương pháp phục hình răng truyền thống, được áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng khác nhau. Tuy nhiên phương pháp này có ưu và nhược điểm gì, có phải là lựa chọn tối ưu không? Cùng hệ thống nha khoa Wilson tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
-
Khái niệm thế nào là răng giả tháo lắp nhựa cứng?
Hàm tháo lắp nhựa cứng là phương pháp phù hợp với các trường hợp mất một vài hoặc toàn bộ hàm răng. Loại hàm giả này được lắp vào phần mất răng và người sử dụng có thể cảm nhận được rõ ràng được lực tác động từ lợi đến xương hàm.
Cấu tạo răng giả tháo lắp nhựa cứng bao gồm có 2 phần chính:
- Nền hàm: Được làm từ nhựa cứng, có trục bằng kim loại, nằm giữa để giữ cho nền hàm không bị gãy. Những khoảng trống được thiết kế đặc biệt giúp nối vào các răng thật.
- Phần răng giả: Răng giả có thể được làm từ chất liệu nhựa hoặc sứ, số lượng răng sẽ được thiết kế riêng để phù hợp với từng tình trạng và số lượng mất răng của mỗi người.
Vậy những ai có thể sử dụng hàm nhựa cứng tháo lắp: Những trường hợp mất răng nên sử dụng hàm nhựa cứng tháo lắp gồm: trường hợp mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng trên 1 cung hàm hoặc trên cả 2 cung hàm.
Hàm tháo lắp nhựa cứng là phương pháp phục hình răng truyền thống, được áp dụng cho nhiều trường hợp mất răng khác nhau
-
Ưu, nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng là gì?
Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn hàm giả tháo lắp nhựa cứng, bạn hãy cùng điểm qua những ưu và nhược điểm của phương pháp này dưới đây:
Ưu điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng
- Do là chất liệu nhựa nên rất lành tính và an toàn, không gây kích ứng khoang miệng cho người dùng.
- Chi phí tương đối thấp so với các loại hàm tháo lắp khác.
- Tiết kiệm thời gian cho người bệnh vì đây là phương pháp thực hiện không quá phức tạp.
- Người dùng dễ dàng tháo lắp, thuận tiện trong quá trình vệ sinh.
- Người bệnh không cần mài răng hay phẫu thuật.
3.2. Nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng là gì?
- Tính thẩm mỹ không cao, răng không được tự nhiên như răng thật, dễ dàng bị lộ khi nói chuyện.
- Hàm không sít vào hàm, dễ rơi trong quá trình đeo, ăn nhai, lỏng lẻo.
- Lực nhai yếu, không thể ăn thức ăn cứng, dai, ăn uống không ngon miệng.
- Tuổi thọ của hàm không cao, về lâu dài có thể gây tình trạng tụt nướu, tiêu xương. Điều này sẽ khiến cho xương hàm biến dạng, gây móm, chảy xệ da, khiến gương mặt nhìn già hơn so với tuổi.
- Loại hàm này có thể gây ra vấn đề hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu. Vì chất liệu nhựa cứng sau thời gian sử dụng có thể bị biến chất, tạo ra mùi khó chịu. Các kẽ hở có hàm có thể khiến thức ăn bị kẹt lại và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Nhược điểm của hàm tháo lắp nhựa cứng là tính thẩm mỹ không cao, răng không được tự nhiên như răng thật, dễ dàng bị lộ khi nói chuyện.
- Điểm danh các loại hàm tháo lắp nhựa cứng phổ biến
Hiện nay trên thị trường có 2 loại hàm giả tháo lắp nhựa cứng phổ biến, đó là:
- Hàm răng giả tháo lắp nhựa cứng toàn phần: Răng giả tháo lắp nhựa cứng toàn phần có cấu trúc chắc chắn và tương đối ổn định, phù hợp với tình trạng mất hết răng trên 1 cung hàm hoặc mất toàn hàm.
- Hàm giả tháo lắp nhựa cứng bán phần: Hàm giả tháo lắp nhựa cứng bán phần phù hợp cho các trường hợp mất 1 hoặc vài răng, phần nền được thiết kế có thêm các móc kim loại để gắn vào răng thật dễ dàng hơn.
- Quy trình thực hiện của hàm tháo lắp nhựa cứng?
Hàm tháo lắp nhựa được phục hình đúng kỹ thuật sẽ bao gồm gồm các bước sau đây:
- Bước 1: Bác sĩ khám tổng quát sau đó đánh giá tình trạng mất răng của khách hàng & tư vấn phương pháp phục hình răng phù hợp nhất.
- Bước 2: Bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý răng miệng (nếu có), sau đó tiến hành lấy dấu răng, đo kích thước khung hàm, kích cỡ vị trí mất răng rồi gửi các chỉ số này về phòng Labo để chế tạo mẫu hàm tháo lắp phù hợp với tình trạng mất răng của khách hàng.
- Bước 3: Vệ sinh khoang miệng sau đó cố định hàm bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.
- Bước 4: Sau khi lắp xong, bác sĩ sẽ chỉnh sửa lại hàm cho phù hợp, sau đó hướng dẫn khách hàng cách vệ sinh hàm và tháo lắp.
- Cách chăm sóc hàm răng giả tháo lắp nhựa cứng
Đối với các loại hàm răng giả tháo lắp nhựa cứng, ban đầu khi sử dụng, khách hàng có thể bạn sẽ không quen. Nhưng nếu bạn chỉ cần thực hiện một số lưu ý về cách chăm sóc bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng loại hàm này:
- Mỗi ngày nên tháo hàm giả ra để vệ sinh tối thiểu là 2 lần/ngày. Thời điểm tốt nhất là thời điểm sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ dây. Bạn có thể vệ sinh hàm giả bằng nước muối sinh lý hoặc nước lọc.
- Khi đánh răng cần sử dụng bàn chải có lông mềm, chải nhẹ nhàng, chà kỹ bề mặt răng và nướu. Tránh để hàm trầy xước, tránh làm rơi bởi chất liệu răng giả bằng nhựa nên rất dễ biến dạng, méo mó nếu va đập mạnh.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm quá cứng, dai, nóng
- Thường xuyên thăm khám tại các cơ sở nha khoa uy tín định kỳ để phát hiện các vấn đề về răng miệng kịp thời và sớm xử lý.
Mỗi ngày nên tháo hàm giả ra để vệ sinh tối thiểu là 2 lần/ngày.
Trên đây là những thông tin cơ bản về hàm tháo lắp nhựa. Với những ưu – nhược điểm mà chúng tôi đã nếu ở trên, hy vọng bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về phương pháp này từ đó lựa chọn cho mình được phương pháp phục hình răng phù hợp nhất. Để được tư vấn thêm, khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0933 08 0099 để được chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ và giải đáp tốt nhất.
Bài cùng danh mục